Waltz No. 1, Op. 241- Ferdinando Carulli
Ferdinando Carulli (1770-1841)
Tổng quát: đây là tác phẩm đầu tiên nằm trong tập 241 – tập giáo trình căn bản của tác giả F. Carulli (1770-1841). Ông là nhà soạn nhạc, nhà sư phạm người Ý. Carulli đến sống và dạy nhạc – nhất là bộ môn guitar tại Paris từ năm 1808 cho đến cuối đời.
⦁ Phần A: từ ô số 1 đến ô số 8: cấu trúc gồm 2 câu nhạc, mỗi câu 4 ô, sau đó có dấu lặp lại ở ô số 8. Lặp lại từ đầu bản nhạc cho đến ô số 8 lần nữa.
– Ô số 1, số 2 và số 5: các nốt chồng lên nhau chơi theo ngón m-a cùng lúc. Dây số 1 chơi bằng ngón a và dây số 2 chơi bằng ngón m.
– Ô số 4 và ô số 7: Trong gutiar cổ điển, các ngón i và m sẽ chơi luân phiên nếu các nốt được nằm trên cùng một dây. Tránh việc lặp ngón – “nhảy lò cò”, không đẹp, gây mỏi ngón tay và giảm tốc độ, ngoài ra còn gây tật về phản xạ ở các ngón tay phải.
⦁ Phần B: từ ô số 9 đến ô số 16, đoạn này được lặp lại hai lần do có dấu lặp lại.
Tác phẩm còn được sử dụng để làm quen với cách đọc nhạc hai bè, bè giai điệu (melody) ở trên và bè trầm (bass) ở dưới. Trong bản nhạc với hai bè thì bè bass thường sẽ quay đuôi nốt xuống và bè melody quay đuôi nốt lên. Bản nhạc trong sách có ghi chú bằng hai màu. Bè bass (hoặc bè đệm) màu đỏ, bè melody màu xanh dương.
Bè bass màu đỏ ở đoạn B được lặp lại hai lần tương tự, chơi với ngón p, đây là bè quan trọng của đoạn nhạc. Các nốt nhạc đầu tiên của mỗi ô tạo thành dãy âm đi liền bậc. Cần tập riêng để lắng nghe các nốt bass dần đi xuống liền mạch thành một câu nhạc.
⦁ Phần C: từ ô số 17 đến ô số 24, được lặp lại hai lần.
– Ô số 17, 18, 21, 22: tất cả các ô này đều dùng mẫu hợp âm rải căn bản. Mẫu hợp âm rải này còn nằm ở Arpèges a doubles notes ở phần hợp âm rải: Arpeggio để luyện tập thêm.
– Ô số 19, 20 và 21: đây là các ô nhạc khó, tay phải cần được chơi đúng thứ tự các ngón để ngón i sẽ chơi nốt La đầu ô số 21, tạo sự đồng nhất với các ô số 17, 18, 22 để dễ tập và dễ thuộc.
– Ô số 24: có chữ D.C al Fine (viết tắt của Da Capo al Fine) quay lại từ đầu bài đến chữ Fine ở ô số 16. Tuy nhiên lần 2 sẽ bỏ qua các phần lặp lại. Thứ tự các đoạn theo hình dưới đây: